image banner
​KẾT HỢP TÍNH THỰC TẾ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY MÔN HỌC PHÁP LUẬT TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI

 

                                                           Phạm Thị Thu Hà

TÓM TẮT

Hiện nay, việc kết hợp tính thực tế và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học nói chung và môn Pháp luật nói riêng trong Trường Cao đẳng Lào Cai luôn được lãnh đạo nhà trường quan tâm và không ngừng đổi mới. Việc kết hợp đó đem lại nhiều tiện ích cho quá trình dạy học như giúp việc truyền tải kiến thức và phương pháp giảng dạy trở nên hiệu quả hơn, góp phần điều chỉnh hành vi chấp hành pháp luật của người học trong hoạt động thực tiễn.

Từ khóa: Tính thực tiễn, công nghệ thông tin, ứng dụng, giáo dục, pháp luật, giảng dạy

  1. Đặt vấn đề

Pháp luật là nền tảng của xã hội, mang lại sự công bằng và trật tự cho con người. Trong chương trình giáo dục hệ trung cấp, cao đẳng tị Trường Cao đẳng Lào Cai, môn Pháp luật là một môn học quan trọng, giúp người học có những hiểu biết cơ bản về pháp luật, từ đó hình thành ý thức trách nhiệm pháp lý, biết cách ứng xử đúng đắn trong các tình huống pháp lý nhất định. Tuy nhiên, nhiều học sinh, sinh viên vẫn cảm thấy môn học này khô khan, nhàm chán và khó hiểu. Một bộ phận không nhỏ các bạn sinh viên không chú trọng học tập môn này, tâm lý học môn phụ, học cho qua môn vẫn đang còn tồn tại.

 Chính vì vậy, muốn người học học tốt bộ môn này người dạy phải gây được hứng thú, yêu thích của người học. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên không chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu trong sách giáo giáo trình hay tài liệu chuẩn... một cách dập khuôn máy móc làm cho sinh viên học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy như vậy thì việc học tập của sinh viên sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và chắc chắn kết quả học tập sẽ không cao.

Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm, giảng viên có vai trò định hướng còn người học là đối tượng chủ động nắm bắt kiến thức. Đây là thách thức cũng là nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà giáo. Để góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tạo hứng thú của các bạn sinh viên trong quá trình học tập Pháp luật, bản thân tôi đã luôn tìm tòi những cách thức và biện pháp khác nhau trong giờ học để tạo được hứng thú học tập cho các em. Một trong những phương pháp hữu hiệu nhất mà tôi thường sử dụng là kết hợp tính thực tế và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy môn Pháp luật tại trường Cao đẳng Lào Cai. Dưới góc độ khoa học công nghệ, bài viết này sẽ đánh giá thực trạng việc vận dụng tính thực tế và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy môn học Pháp luật tại Trường cao đẳng Lào Cai. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn.

2. Thực trạng kết hợp tính thực tiễn và ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Pháp luật tại Trường Cao đẳng Lào Cai.

2.1. Giới thiệu vài nét về Trường Cao đẳng Lào Cai

Trường Cao đẳng Lào Cai là trường Cao đẳng duy nhất của tỉnh Lào Cai, đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai nói riêng, cho khu vực miền núi phía Bắc và của cả nước nói chung. Đến nay, cơ cấu tổ chức của Trường gồm Ban giám hiệu, 19 đơn vị, trong đó có 5 phòng chức năng, 09 khoa chuyên môn, 05 tổ chức thuộc trường. Tính đến tháng 10/2023 số lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà giáo có 383 người. Trường được Tổng cục GDNN cấp phép đào tạo 50 mã ngành nghề cao đẳng, trung cấp và 31 nghề sơ cấp; tổng quy mô tuyn sinh hơn 5.500 người học/ năm . Hiện nay Nhà trường đã và đang thc hin các Chiến lược, Đề án về ứng dng công nghệ thông tin, chuyn đổi sca Chính phủ và ca tnh Lào Cai trong hot động giáo dc nghnghip, Trường đã xây dng kế hoch chuyn đổi số toàn din hot động ca trường hướng đến mục tiêu trở thành trường hc s.

Trong công tác qun lý,Trường đã ứng dng các phn mm chuyên dùng cho nhiu lĩnh vc qun ca trường như: qun lý đào to; qun lý tài chính,tài sn; qun văn bn điu hành; qun thi - kim tra; phn mm dch vụcông trc tuyến 100% cán bộ viên chc khai thác,sdng hthng thư đin ttnh Lào Cai (mail.laocai.gov.vn). Các thông tin vtuyn sinh, hot động chung, hot động đoàn th, chương trình,giáo trình ca nhà trường được công khai trên Website http://caodanglaocai.vn.

2.2. Kết hợp tính thực tiễn và ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Pháp luật tại Trường Cao đẳng Lào Cai

 Môn Pháp luật thuộc nhóm ngành khoa học xã hội, là những môn học mang tính hàn lâm cao, nặng về lý thuyết.

 Các bài học với những nội dung quy định pháp luật gắn liền với thực tiễn đời sống hàng ngày. Mục tiêu của các môn học là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết về một số ngành luật và quan trọng hơn là tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến với sinh viên để sinh viên có thể ứng xử theo pháp luật trong mọi tình huống xảy ra trong quá trình học tập, lao động của mình.

Để tăng tính thực tiễn của môn học, các giảng viên có thể sử dụng các dạng công cụ, phương tiện trực quan cụ thể như sau:

- Các công cụ trực quan như: Hình ảnh , giáo án điện tử, hồ sơ tình huống pháp luật (bao gồm tình huống do giảng viên xây dựng, tình huống do giảng viên sưu tầm được hoặc tình huống giả định do sinh viên đóng vai...), hồ sơ, biểu mẫu ban hành kèm theo các quyết định pháp luật, các mô hình diễn án trong Luật hình sự, Luật dân sự…

Ví dụ:

+ Đối với bài pháp luật Hình sự, pháp luật Dân sự: Nhà giáo có thể sưu tầm, biên soạn những hình ảnh minh họa, mô phỏng các hoạt động liên quan đến hoạt động tố tụng như: hình ảnh các phiên tòa xét xử các vụ án dân sự, hình sự; các phiên hòa giải trong dân sự...; xây dựng bộ hồ sơ tình huống pháp luật mang tính điển hình; trực tiếp tổ chức cho sinh viên thực hành các phiên tòa giả định;...Hình ảnh về các hành vi phạm tội trên thực tế hoặc về các vụ án hình sự điển hình; hồ sơ các vụ án hình sự trên thực tế; các tình huống về vụ án hình sự do giảng viên xây dựng;...

Trong phần giảng dạy này, nhà giáo sẽ tạo video giảng dạy và hướng dẫn: Tạo và chia sẻ video giảng dạy để truyền đạt kiến thức một cách trực quan và sinh động. Video giảng dạy có thể kết hợp hình ảnh, âm thanh, lời thoại và đồ họa để giải thích và minh họa các khái niệm và quy trình. Các công cụ như Camtasia, Adobe Premiere Pro hay PowerPoint đều hỗ trợ trong việc tạo và chỉnh sửa video giảng dạy.

+ Đối với bài pháp luật Lao động: Các hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; quyết định xử lý kỷ luật lao động; nội quy lao động; các hồ sơ tình huống về tranh chấp lao động (do giảng viên tự xây dựng hoặc sưu tầm); hồ sơ các vụ án lao động trên thực tế;...

Nhà giáo sử dụng biểu đồ và sơ đồ: Sử dụng biểu đồ và sơ đồ để trực quan hóa các mô hình, quy trình, tương quan và liên hệ giữa các khái niệm. Các công cụ như Microsoft Excel, Lucidchart hay Draw.io đều hỗ trợ trong việc tạo biểu đồ và sơ đồ chuyên nghiệp.

+ Đối với bài pháp luật Phòng, chống tham nhũng: Hình ảnh về Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp phòng, chống tham nhũng; hình ảnh về các hành vi tham nhũng, hậu quả của tham nhũng; các phiên tòa xét xử về án tham nhũng kinh tế…

+ Đối với bài pháp luật Hành chính: Hình ảnh, video về các hành vi lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thiếu quan sát dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng; Hình ảnh về các hành vi xả rác bừa bãi, xây dựng nhà trái phép, bạo lực gia đình, đánh bạc…từ đó truyền tải thông điệp đến người học để tránh xa các tệ nạn xã hội và không vi phạm pháp luật.

Nhà giáo cho ap dụng trò chơi và hoạt động tương tác: Sử dụng trò chơi giáo dục và hoạt động tương tác để kích thích sự tham gia và tương tác của học viên. Các hoạt động như câu đố, trò chơi trắc nghiệm, bài thảo luận nhóm và thảo luận trực tuyến giúp học viên áp dụng kiến thức và phát triển kỹ năng tư duy.

Sử dụng công cụ kỹ thuật số và phần mềm đồ họa: Sử dụng các công cụ kỹ thuật số và phần mềm đồ họa để tạo ra nội dung học tập trực quan. Các công cụ như Prezi, Powtoon hay Adobe Illustrator đều cung cấp các tính năng và mẫu thiết kế giúp tạo ra bài giảng và tài liệu trực quan đa dạng và chuyên nghiệp.

 - Các phương tiện trực quan như: máy tính, máy chiếu, băng ghi âm, băng ghi hình, đèn chiếu, camera,…

Trong hot động ging dy, ging viên đã đẩy mnh ng dng CNTT và các phn mm chuyên dùng trong ging dy (phn mm Acsoft, DS soft; Photoshop, Corel Draw, AutoCAD, PLC, Sibelius, CADsimu,); ng dng các phn mm Zoom, Google meet để dy hc trc tuyến trong thi dch bnh Covid-19 din ra tchc các hi ngh, cuc hp trc tuyến

Việc ứng dụng một số phần mềm trong dạy học được các giảng viên khai thác như: Giảng viên sử dụng phần mềm Padlet tạo trang blog cá nhân để tải lên các văn bản, file âm thanh, hình ảnh, video giúp chia sẻ dễ dàng cho giảng viên hoặc nhóm học tập, giảng viên và người học tương tác với nhau. Chẳng hạn khi làm bài kiểm tra thì giảng viên đã sử dụng phần mềm để kết nối với người học để giao bài tập, người học làm bài và trả bài trên phần mềm như vậy đã giúp cho giảng viên kiểm soát đồng loạt trong cùng một điểm, thời lượng và định lượng kiến thức như nhau. Người học dễ quan sát được tất cả các bài của bạn và so sánh, đánh giá, nhận xét, bổ sung cũng như rút kinh nghiệm cho bản thân. Ngoài ra trong quá trình giảng dạy,giảng viên có sử dụng phần mềm khác như Google App, Quizizz …phù hợp vào từng bài học. Hiện nay, việc kiểm tra kết thúc môn học được thực hiện trên phần mềm. Người học truy cập thi và nhận được kết quả thi ngay sau khi kết thúc bài thi của mình.

2.3. Kết quả đạt được

Qua thực tế giảng dạy môn học Pháp luật tại Trường Cao đẳng Lào Cai, tác giả nhận thấy việc kết hợp tính thực tiễn và ứng dụng CNTT trong giảng dạy là rất cần thiết. Với phương pháp thuyết trình truyền thống, rất khó để kích thích các em về tự tìm hiểu trước tài liệu ở nhà, thậm chí những kiến thức giảng viên đã giảng thì sinh viên cũng rất nhanh quên. Đặc biệt là các em không có nhiều hứng thú đối với bài học.

Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú và hiểu bài của 150 sinh viên của khóa tuyển sinh năm 2023, thu được kết quả như sau:

Tổng số sinh viên được khảo sát

Rất hứng thú với môn học

Khá hứng thú với môn học

Ít hứng thú với môn học

Không hứng thú với môn học

150

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

65

36,7%

55

46,6%

19

12,6%

11

7,3%

 

Tổng số sinh viên được khảo sát

Rất hiểu bài

Khá hiểu bài

Ít hiểu bài

Không hiểu bài

150

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

50

33,4%

78

52%

15

10%

7

4,6%

Như vậy, nhìn vào kết quả trên sau khi đã sử dụng phương pháp trực quan với nhiều kiến thức thực tiễn và ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy, có thể thấy được kết quả thu được rất khả quan. Tỉ lệ sinh viên yêu thích và hiểu bài tốt đã tăng lên rất nhiều. Đặc biệt là sinh viên có hứng thú khi học môn Pháp luật, đặc biệt là bài Pháp luật hình sự. Việc tạo hứng thú cho sinh viên được coi là bước đầu thành công của đội ngũ nhà giáo trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy tại Trường Cao đẳng Lào Cai.

3. Giải pháp tăng cường tính thực tiễn kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Pháp luật tại Trường Cao đẳng Lào Cai

3.1. Đối với công tác chỉ đạo, điều hành

Một là, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường cần tăng cường chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó quan tâm nhiều hơn đến tính thực tiễn và ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy nói chung, môn Pháp luật nói riêng.

Quan tâm đến các hoạt động nhằm ứng dụng có chất lượng, hiệu quả và phổ biến rộng rãi phương pháp này bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống khác, như tổ chức các hội thảo chuyên đề về phương pháp này, ứng dụng vào hoạt động dạy học thực tế các môn học; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học môn Pháp luật..., tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, phần mềm máy tính, mô hình trực quan, khai thác thông tin trên mạng Internet vận dụng vào quá trình giảng dạy. Có cơ chế hỗ trợ để giảng viên đi thực tế, tham gia các hoạt động tư vấn, hỗ trợ pháp lý để tích lũy kinh nghiệm thực tế phục vụ việc áp dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy.

Hai là, tăng cường hơn nữa trong việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức và kỹ năng CNTT chuyên sâu cho giảng viên.

Giảng viên cần được tham gia tập huấn nhiều hơn, tham gia các hoạt động tư vấn, hỗ trợ pháp lý để tích lũy kinh nghiệm thực tế.

3.2. Đối với giảng viên

Thứ nhất, thường xuyên học tập, nghiên cứu kiến thức, trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

Thứ hai, cần tăng cường sinh hoạt chuyên môn thường xuyên với các nội dung liên quan đến áp dụng các tình huống, vụ án hình sự vào giảng dạy, chia sẻ những kinh nghiệm, những ưu điểm và những mặt còn tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng phương pháp giảng dạy; mời các chuyên gia, các giảng viên có kinh nghiệm, sử dụng phương pháp dạy học lâu năm để tập huấn, bồi dưỡng; tăng cường hoạt động dự giờ, chia sẻ kinh nghiệm áp dụng phương pháp vận dụng tình huống, vụ án hình sự trong đội ngũ giảng viên.

Thứ ba, tổ chức cho sinh viên được tham dự một số phiên tòa xét xử tại cơ sở. Người học khi được tham dự phiên tòa sẽ tiếp thu được rất nhiều các kiến thức pháp luật, hiểu thêm về quá trình tố tụng, tình tiết vụ án, lý do phạm tội, quá trình xét xử của Tòa án. Từ đó người học tự rút kinh nghiệm cũng như bài học cho bản thân, tránh xa tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật.

Thứ tư, cần tích cực tham gia tập huấn nhiều hơn, tham gia các hoạt động tư vấn, hỗ trợ pháp lý để tích lũy kinh nghiệm thực tế.

Thứ năm, tích cực, chủ động đưa CNTT vào mọi hoạt động dạy học.

Giảng viên phải tích cực, chủ động đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng CNTT trong giảng dạy với mục tiêu: “môi trường học tập số”, “người dạy số”, “người học số” và “học liệu số”. Theo đó, giảng viên cần chủ động nắm bắt thông tin, theo dõi xu hướng công nghệ và nhanh chóng, kịp thời cập nhật, bổ sung các phần mềm.

4. Kết luận

Trong thế giới học tập đầy thú vị và đa dạng hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy cho người học đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại. Với sự kết hợp giữa các yếu tố hình ảnh, video, biểu đồ và công cụ tương tác, các phầm mềm mô phòng kế hợp với tính thực tiễn trong môn học sẽ tạo ra môi trường học tập trực quan và khuyến khích sự tương tác và tham gia tích cực, chủ động của người học.

Qua việc thực tế  vào môn học Pháp luật chúng tôi nhận thấy:

 Bên cạnh phương pháp truyền thống thì nhà giáo phải không ngừng nâng cao tính thực tiễn của môn học, đây là một trong những phương pháp dạy học trực quan tích cực giúp học sinh dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức thông qua quan sát. Để đạt được hiệu quả cao của bài dạy, đòi hỏi nhà giáo phải bỏ nhiều công sức, chuẩn bị bài công phu.Tuy vậy, trong quá trình dạy học một số học sinh vẫn chưa chú ý đến sự hướng dẫn của giáo viên nên việc chiếm lĩnh kiến thức vẫn còn thụ động. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp dạy học một cách thích hợp, linh hoạt khai thác và vận dụng tốt các phương tiện sẽ kích thích được hứng thú tư duy của học sinh.

 Cùng với việc nâng cao tính thực tiễn của môn học thì nhà giáo phải tăng cường ứng dụng CNTT, khai thác tốt các hình ảnh, video, các phần mềm trong giảng dạy và  không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn, hiệu quả hơn mà còn rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, dự đoán, so sánh, khái quát, kỹ năng vận dụng để học sinh nâng cao kỹ năng kiến thức về môn học Pháp luật và có hứng thú hơn đối với môn học.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Quý Thanh và Tôn Quang Cường (2019), “Những xu thế mới của công nghệ trong giáo dục”, Hội đồng Lý luận Trung ương, http://hdll.vn/vi/thong-tin-ly-luan/nhung-xu-the-moi-cua-cong-nghe-trong-giao-duc.html (truy cập ngày 15/6/2020)
  2. Phùng Đình Dụng (2011). “Bài Giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học”, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh, https://www.slideshare.net/kimngocha/ng-dng-cng-ngh-thng-tin-trong-gio-dc (truy cập ngày 15/6/2020)

1. Giáo trình phương pháp giảng dạy tích cực, Trường ĐK Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Biên soạn GS.TS. Đinh Văn Tiến, Ths. Nguyễn Thị Minh Phượng.

2. Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn Giáo dục học tại Trường ĐHNN-ĐHQGHN, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa, Đề tài NCKH cấp ĐHQGHN, 2010.

3. Tình huống pháp luật và phương pháp sử dụng tình huống trong giảng dạy luật học, TS. Tô Văn Hòa, Trường Đại học Luật Hà Nội.

 

Tin tức mới nhất

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 232
  • Trong tuần: 5 043
  • Tất cả: 287079