Giờ học pha chế tại Trường Cao đẳng Lào Cai: Học thực tế, làm chuyên nghiệp
Tại phòng thực hành
nghiệp vụ tầng 1,
nơi được ví như “trái tim sáng tạo” của Khoa Du lịch, một giờ học pha chế đang
diễn ra đầy hứng khởi và tràn ngập hương thơm quyến rũ của cà phê, trái cây và
thảo mộc. Đây là một phần của học phần “Kỹ năng pha chế cơ bản” - môn học được nhiều học sinh, sinh viên yêu thích, đặc biệt là các
bạn theo đuổi chuyên ngành Khách sạn - Nhà hàng.
Không giống những lớp
học thông thường, ở đây học sinh,
sinh viên không ngồi bàn ghế theo dãy mà xếp thành các nhóm nhỏ quanh quầy bar
mô phỏng. Trên bàn là đủ loại nguyên liệu: espresso, siro, chanh, bạc hà, sữa
tươi… Tất cả đã sẵn sàng cho một buổi thực hành “pha chế mocktail mùa hè” với
chủ đề “Sáng tạo và cảm xúc”.
Cô Phan Như Phương Mai - một giảng viên lâu
năm của Khoa Du lịch và có kinh nghiệm kinh doanh đồ uống trong thực tế, mở đầu
buổi học bằng một màn biểu diễn kỹ thuật “flair bartending” thu hút ánh nhìn
của cả lớp. Sau đó, các nhóm học sinh của lớp Trung cấp Nghiệp vụ nhà hàng
khách sạn K24.5A bắt tay vào thử nghiệm các công thức sau khi được cô Mai đã dạy
và hướng dẫn chi tiết từng bước. Quá trình thực hiện các em học sinh cũng được
cô Mai gợi ý ngoài công thức cố định đưa ra, các em có thể tự do sáng tạo công
thức mới, đặt tên cho món đồ uống của mình và thuyết trình ý tưởng trước lớp.
Giảng viên Phan Như Phương Mai hướng dẫn học sinh, sinh viên thực hành pha
chế
Bạn Lục Thị Trang -
học sinh năm hai ngành Nghiệp
vụ khách sạn nhà hàng chia sẻ: “Hôm
nay nhóm em làm món mocktail mang tên “Nắng
Đầu Hè” từ nước cam, dứa và
bạc hà. Ban đầu hơi run nhưng khi được cô Mai hướng dẫn chi tiết và động viên
thì em rất tự tin. Buổi
học giúp em học mà không thấy áp lực, còn tăng thêm kỹ năng giao tiếp và sáng
tạo nữa.”
Học sinh học thực hành pha chế
Các
em học sinh chụp ảnh cùng sản phẩm hoàn thành của mình
Sau phần thực hành là
phần đánh giá và góp ý từ giảng viên, không chỉ dựa vào hương vị, màu sắc, mà
cả kỹ năng phục vụ và cách kể câu chuyện đằng sau mỗi món đồ uống. Cô Phan
Như Phương Mai nhận xét: “Pha chế không chỉ là công
việc kỹ thuật, mà còn là nghệ thuật truyền tải cảm xúc. Cô muốn các em hiểu rằng mỗi ly đồ uống là một sản
phẩm văn hóa và trải nghiệm.”
Giờ học pha chế tại
Khoa Du lịch không chỉ rèn luyện kỹ năng chuyên môn, mà còn nâng cao thẩm mỹ,
sự tự tin và tinh thần làm việc nhóm -
những yếu tố thiết yếu trong ngành dịch vụ. Đây chính là điểm nhấn trong mô hình đào tạo
thực hành, tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận gần hơn với môi trường nghề
nghiệp thực tế.
Sao Mai