
Nguyễn Thị Thu Trang
Việc liên kết giữa cơ sở giáo dục và doanh nghiệp được Willhelm Humboldt, nhà triết học Đức đề xướng, theo ông, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài chức năng đào tạo phải có chức năng nghiên cứu và hợp tác với các ngành công nghiệp. Hợp tác Nhà trường - Doanh nghiệp được hiểu như sự tương tác, giao dịch giữa các cơ sở giáo dục với các doanh nghiệp nhằm mang lại lợi ích cho các bên. Hiện nay các mức độ hợp tác phổ biến là: tiếp nhận sinh viên thực tập, tham quan thực tế, hỗ trợ chi phí và thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Tại các Quốc gia phát triển, hầu hết Chính phủ luôn đóng vai trò quan trọng tạo dựng môi trường Pháp luật và chính sách, hình thành liên kết ba bên: Chính phủ - Nhà trường - Doanh nghiệp. Có thể thấy, bản thân doanh nghiệp là nơi chứa máy móc, công nghệ do đó để phát triển tạo ra sản phẩm mới thì doanh nghiệp cần tìm kiếm các phát minh, sáng chế…có tính khả thi để tăng sức cạnh tranh trên thị trường và gây dựng được tên tuổi để phát triển bền vững. Trong khi đó bản thân các nhà trường đào tạo giáo dục với vai trò nghiên cứu sẽ sở hữu các kết quả tri thức và công nghệ mới. Chính vì vậy hợp tác với nhà trường giúp doanh nghiệp vừa quảng bá được tên tuổi, vừa tuyển chọn được nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh còn Nhà trường đào tạo gắn với việc làm, HSSV sau đào tạo có cơ hội đi làm ngay.
Lãnh đạo Trường Cao đẳng Lào Cai ký kết hợp tác với doanh nghiệp
Đào Liễu
Trung tâm GDNN-GDTX thị xã Sa Pa
Chiều 14/01/2021 Trung tâm GDNN-GDTX thị xã Sa Pa trực thuộc Trường Cao đẳng Lào Cai đã tham dự chương trình tọa đàm với đoàn công tác của Viện Ngôn ngữ học – Viện Hàn lâm KHXH về vấn đề chữ viết tiếng dân tộc Mông, Dao trên địa bàn thị xã Sa Pa; Công tác bảo tồn và phát huy vai trò, bản sắc ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số.
Phạm Thị Mai Lan
Trung tâm Tin học- Ngoại ngữ
Phát âm đóng vai trò quan trọng việc dạy và học ngoại ngữ, bởi nó có ảnh hưởng lớn tới việc học tất cả các kĩ năng khác như nghe, nói, đọc, viết...và là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong giao tiếp. Khi người học phát âm tiếng Anh chuẩn thì trình độ nghe hiểu tiếng Anh của họ cũng được cải thiện một cách đáng kể, đồng thời họ trở nên tự tin hơn trong giao tiếp.
Tuy nhiên, phát âm, giao tiếp bằng tiếng Anh là một điều không phải đơn giản. Nó đòi hỏi phải có sự rèn luyện và phương pháp học. Một người được coi là có phát âm chuẩn khi phát âm đúng trọng âm, ngữ điệu của những từ đơn lẻ cũng như những đơn vị ngôn ngữ lớn hơn từ như cụm, câu, đoạn … Nói cách khác, phát âm chuẩn không chỉ đơn giản là phát âm đúng từng âm đơn lẻ mà là phát âm đúng những "đơn vị" ngôn ngữ trong giao tiếp.
Xem thêm: NÂNG CAO KỸ NĂNG PHÁT ÂM TIẾNG ANH CHO HỌC SINH- SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI
Đỗ Huyền Nghĩa
Trung tâm đào tạo Hán Ngữ
Ngày 9/1 vừa qua, 18 học viên lớp HSK15B5 của Trung tâm đào tạo Hán ngữ đã tham gia kỳ thi đánh giá trình độ tiếng Hán HSK tại Viện Khổng tử - Đại học Hà Nội.
HSK là viết tắt của 汉语水平考试 (Hànyǔ shuǐpíng kǎoshì), là kỳ thi kiểm tra trình độ Hán ngữ, dành cho những người có tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Hán (bao gồm người ngoại quốc, người Hoa ở nước ngoài hoặc thậm chí là một số dân tộc thiểu số ở Trung Quốc). Kỳ thi được tổ chức và cấp chứng chỉ bởi Trung tâm hợp tác giao lưu ngôn ngữ giữa Trung Quốc và nước ngoài (Gọi tắt là “Trung tâm hợp tác ngôn ngữ” - CLEC), thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc. Kỳ thi HSK nhấn mạnh tính khách quan và chính xác của việc đánh giá và nhấn mạnh khả năng ngôn ngữ Trung Quốc thực tế của người học, gồm ba mức độ: cơ bản gồm HSK 1 và HSK 2, trung cấp gồm HSK 3 và HSK 4, cao cấp gồm HSK 5 và HSK 6.
Tác giả: Bùi Thị Trang Nhung
GV khoa KH cơ bản - PL-HC
Ngày nay, bên cạnh các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thì tiếng Anh là một trong những “điểm ưu tiên” hàng đầu và có vai trò quan trọng trong rất nhiều ngành nghề. Đặc biệt, đối với ngành Nhà hàng, khách sạn (NHKS) thì việc sử dụng ngoại ngữ là tiêu chí ưu tiên trong tuyển dụng của các đơn vị doanh nghiệp bên cạnh yếu tố về tay nghề và kiến thức chuyên môn. Học phần tiếng Anh chuyên ngành NHKS là học phần được thực hiện ngay sau khi học sinh sinh viên (HSSV) đã hoàn thành xong học phần tiếng Anh cơ bản tại trường Cao đẳng Lào Cai. Với đặc điểm là môn học thực hành bắt buộc với hai mảng lớn là nhà hàng và khách sạn thuộc khối kiến thức các môn học chuyên môn, do đó giảng viên và HSSV phải có sự “hợp tác” thật tốt thì môn học mới có thể hoàn thành một cách hiệu quả.
Nguyễn Thị Hải Lý
Thực hiện Kế hoạch số 316/KH-UBND ngày 07/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Đại hội Đảng toàn quốc lần thức XIII, Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021; Công văn số 917/CV-STP ngày 11/12/2020 của Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai về việc mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự từ ngày 15/12/2020 đến 28/02/2021, Trường Cao đẳng Lào Cai đã ban hành văn bản số 532/CĐLC-TTKT ngày 21/12/2020 để chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp bảo đảm an ninh trật tự, coi công tác phòng, chống dịch bệnh; phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật là nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường nhằm giữ vững an ninh trật tự trong nhà trường, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Đến nay, kết thúc đợt 1 - đợt cao điểm, có thể khẳng định Nhà trường đã đạt được những kết quả bước đầu.